Bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ cà gai leo

Cao kho ca gai leo

Thông tin về thảo dược cà gai leo

Tên khoa học: Solanum hainanense hoặc Solanum procumbens Lour., thuộc họ Cà (Solanaceae).

Cà gai leo còn có tên gọi khác như: cà vạnh, cà cườm, cà quánh, cà quýnh, cà gai dây, cà lù.

Cà gai dây, Cà vạnh, Cà quýnh, Quánh; Cà quạnh; Cà quýnh, Cà bò, Cà gai dây, Cà hải nam.

Tính vị, quy kinh: Vị hơi the, tính ấm, hơi có độc.

Bộ phận dùng: Rễ và cành lá.

Đặc điểm sản phẩm: Cành phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong. Lá mọc so le, hình bầu dục hay thuôn, xẻ thuỳ không đều, mặt trên có gai, mặt dưới có lông mềm hình sao.

Phân bố vùng miền: Cây mọc hoang nhiều nơi trong nước ta như các tỉnh miền Bắc như Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hoá, Nghệ An cho tới Huế, Lào, Campuchia.

Thời gian thu hoạch: Hái rễ và cành lá quanh năm.

Cay ca gai leo

Mô tả Cà gai leo

Cà gai leo là cây nhỏ, sống nhiều năm, dài khoảng 1m, phân cành nhiều, cành non tỏa rộng, phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong màu vàng. Lá mọc so le hình bầu dục hay thuôn, phiến lá nông, không đều, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới nhạt, phủ đầy lông tơ màu trắng, hai mặt đều có gai ở gân chính, nhất là mặt trên, cuống lá cũng có gai. Hoa màu trắng mọc thành xim.Quả mọng, hình cầu nhẵn, có cuống dài, màu vàng, khi chín có màu đỏ, hạt màu vàng.

Bộ phận dùng là rễ (thích gia căn), dây (thích gia đằng). Rễ, cành lá và cả quả, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Có khi dùng tươi.

Thành phần hóa học chính như rễ có alcaloid, tinh bột, flavonoid.Dây có alcaloid. Cây được dùng trị phong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương, cảm cúm, ho, ho gà, dị ứng. Còn dùng trị rắn độc cắn, giải độc rượu, bia, chống say tàu xe.

Hiện nay cà gai leo và chiết xuất của nó đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng điều trị viêm gan do virus, xơ gan và hỗ trợ điều trị ung thư gan. Ngày dùng 16 – 20g dưới dạng thuốc sắc.

Một số công trình nghiên cứu công dụng của cây cà gai leo và chiết xuất của nó cao khô cà gai leo cho kết quả rất tốt làm thuốc chữa viêm gan đặc biệt là viêm gan B mạn tính thể hoạt động, trong khi thuốc tây chữa bệnh này thường quá đắt và có nhiều tác dụng phụ.

Ngoài ra còn có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu vàng, da niêm mạc vàng… Đồng thời, thuốc không gây tác dụng ngoài ý muốn trên thực nghiệm và lâm sàng.

Cà gai leo đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng điều trị viêm gan do virút, xơ gan và hỗ trợ trị ung thư gan

Đông y cho rằng cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, đau lưng, nhức xương, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu, trị rắn cắn, viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.  Các bài thuốc từ cà gai leo:

Bài thuốc với dược liệu Cà Gai Leo

Rễ cây có chứa tinh bột và nhiều chất hóa học khác như ancaloit, glycoancaloit… có khả năng bảo vệ tế bào gan rất tốt, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan, ngăn chặn quá trình xơ gan, dùng chữa các bệnh liên quan đến gan. Trong đề tài “Nghiên cứu thuốc từ Cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai đã chỉ ra được tác dụng chống viêm gan, ngăn chặn sự phát triển xơ gan và chống oxy hóa của dạng chiết toàn phần và dạng hoạt chất chính Glycoalcaloid ở mô hình thực nghiệm sinh vật. Thuốc được áp dụng cho nhóm bệnh nhân tình nguyện, không mang tác dụng phụ, được hội đồng khoa học chấp thuận thực nghiệm lâm sàng.

Người ta thông thường đào rễ cây, rửa sạch, thái mỏng và phơi sấy khô để điều chế cao dược liệu cà gai leo và làm thuốc. Rễ cây dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức răng, chảy máu chân răng, chữa say rượu. Người bị say rượu lấy rễ cây cà gai leo sát vào răng hoặc nhấm rễ để tránh say rượu. Ngoài ra, khoảng 16 – 20g rễ cây cà gai leo còn được dùng để sắc uống chữa bệnh lậu.

Chữa rắn cắn:

Rễ cà gai leo tươi 30-50g, rửa sạch, giã nhỏ, mang hoà với 200ml nước đun sôi đã nguội, chắt lấy nước cho người bị rắn cắn uống ngay. Uống 2 lần ngày đầu. Từ ngày thứ 2 trở đi, dùng rễ 15-30g sao vàng, sắc nước uống, uống 2 lần/ngày khoảng 3 đến 5 ngày là khỏi.

Trị phong thấp:

Rễ và gai leo, rễ cỏ xước, vỏ chân chim, dâu mấu, rễ tầm xuân, dâu đau xương tất cả đều 20g mỗi loại mang sắc nước uống. Bạn có biết mướp đắng cũng có tác dụng trị phong thấp

Trị ho, ho gà:

10g rễ cà gai leo, 30g lá chanh mang sắc nước uống. Chia làm 2 lần uống trong ngày.

Chữa sưng mộng răng:

4g hạt cà gai leo tán nhỏ, cho vào một cái đồ đồng cùng ít sáp ong, mang đốt lấy khói xông vào chân răng (Trong Bách Gia Trân Tàng).

Cà gai leo trị mụn:

Lấy 30g cà gai leo và 40g thân, lá cây xạ đen cho vào 1.5 lít nước. Đun đến sôi thì để nhỏ lửa đến khi còn 1 lít nước thuốc, uống nhiều lần trong ngày. Ngoài ra có thể dùng thêm bột quế nguyên chất trộn với mật ong làm mặt nạ giúp trị mụn trứng cá triệt để.

Cà gai leo chữa viêm gan:

Cà gai leo còn được đánh giá là cây thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh về gan cực kỳ hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị làm giảm các triệu chứng men gan cao xơ gan, ѵiêm gan cấp và mãn tính, viêm gan do virus, viêm gan B, C.

Hỗ trợ điều trị bệnh do chức năng gan suy giảm do các nguyên nhân khác như dùng nhiều thuốc tân Ɗược, uống nhiều bia rượų, tiêu giảm mụn nhọt do nóng trong vv…

Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thưcà gai leo (thân, rễ, lá) 30g, cây dừa cạn 10g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống hàng ngày một thang.

Trên đây là một số bài thuốc với cây cà gai leo dể Quý vị tham khảo. Takeda sẽ cập nhật thêm các bài thuốc hay với cà gai leo …

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.