Trị sỏi thận nhờ kim tiền thảo

Cao kho kim tien thao

 

Kim tiền thảo được xem là một dược liệu có tác dụng rất tốt đối với những người mắc bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu. Không chỉ là dạng cây thuốc nam mà kim tiền thảo còn xuất hiện dưới dạng viên hoàn nhưng cho dược chất không cao như sử dụng cây thuốc nam tự nhiên. Sau đây mời bạn theo dõi mô tả chi tiết để tìm hiểu cặn kẽ hơn về loài thảo dược quý này nhé!

Đặc điểm thực vật và các đặc tính của kim tiền thảo

Kim tiền thảo có tên khoa học là Desmodium styracifolium, thuộc họ Đậu (Fabaceae). Loài cây thân thảo này còn có tên gọi khác là cây mắt trâu, đồng tiền lông, mắt rồng, vảy rồng…

Kim tiền thảo vốn có nguồn gốc bản địa là khu vực Đông Nam Á và vùng Hoa Nam (Trung Quốc). Loài cây này dễ tìm thấy ở các vùng núi hay đồi có độ cao dưới 1000m. Ở nước ta, loài cây này thích mọc ở những vùng đất cát pha, có nhiều ánh sáng, vùng trung du như Hà Tây, Bắc Giang, Hải Phòng, Hòa Bình, Ninh Bình, Yên Bái, Lạng Sơn…

Kim tiền thảo là dạng cây bụi, mọc bò. Chiều cao trung bình của cây từ nửa mét đến gần 1m. Thân rạp xuống, gốc rễ mọc đứng. Cành hình trụ, khía vằn và có lông nhung màu nâu đỏ. Lá hình bầu dục hơi tròn, có gân nổi rõ; mặt dưới có lông trắng bạc và mềm. Cụm hoa chùm hay chùy, tập trung ở nách hay ở ngọn, lông mềm màu hung hung, thường có lá kép ở gốc các hoa. Hoa màu hồng, xếp 2-3 cái một chùm. Quả thõng, hơi cong như hình cung, có ba đốt.

Kim tiền thảo đã được nghiên cứu và chứng nhận bởi rất nhiều đề tài trong và ngoài nước cho thấy tác dụng làm tan sỏi hiệu quả mạnh mẽ. Kim tiền thảo có bộ phận dùng làm thuốc là lá và thân cây, với thành phần hóa học có công dụng về mặc dược học là coumarin, flavonoid, saponin. Trong Đông y, Kim tiền thảo có vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa viêm nhiễm đường niệu đạo, viêm bàng quang, trị sỏi mật, sỏi thận, tiểu buốt.

– Do hợp chất saponin triterpenic có trong kim tiền thảo có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi canxi oxalat ở thận, đường tiết niệu.

– Chất polysaccharid trong kim tiền thảo ức chế sự tăng trưởng của sỏi canxi oxalat monohydrat.

Kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, làm ngăn chặn sự gia tăng kích thước của sỏi, đồng thời bài tiết sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn”.

Bên cạnh đó nhờ tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, kim tiền thảo làm giảm sự sưng phù nề của niệu quản, giúp thông đường tiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và bài tiết ra ngoài.

Hãy cùng tìm hiểu thêm công dụng và bí quyết sử dụng của kim tiền thảo trong đời sống sức khoẻ được mô tả dưới đây

Kim tiền thảo trị sỏi thận – và nhiều bệnh khác nhau

Kim tiền thảo có tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của sỏi ở thận, ở đường tiết niệu và bàng quang. Giảm sự phù nề ở đường niệu đạo và giúp viên sỏi di chuyển dễ dàng xuống dưới và thải ra ngoài.

Kim tiền thảo không chỉ có tác dụng giúp mát gan lợi mật mà còn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu và điều trị các chứng: bàng quang tích nhiệt, chứng tiểu buốt, tiểu khó, nước tiểu sậm màu…

Chứng trúng độc hoặc tổn thương do rắn cắn cũng được giới Đông y áp dụng trong điều trị. Thông thường người ta dùng lá tươi, xay lấy nước uống hoặc giã nát đắp lên vết thương sẽ có tác dụng rất tốt. Ngoài ra có thể kết hợp kim tiền thảo cùng các thảo dược khác như bồ công anh, hoa cúc cũng đem lại tác dụng rất tốt.

Trong kim tiền thảo có vị đắng, tính hàn sẽ có tác dụng tiêu đờm, trị ho.

Một số phương thuốc kết hợp phổ biến của kim tiền thảo 

Trị chứng bí tiểu do thận hư gây ra: Cho kim tiền thảo, tiểu hồi hương hầm cùng với móng giò để ăn.

Sỏi mật, sỏi thận, sỏi bàng quang: Kim tiền thảo, xa tiền tử (mã đề) 15g, xuyên sơn giáp 10g, thanh bì 10g, đào nhân 10g, cây ô dược 19g, ngưu tất 12g. Sắc chung với nhau.

Hoặc: Kim tiền thảo 30g, xuyên phá thạch 15g, trần bì (vỏ quýt) 30g, uất kim 12g, xuyên quân (cho vào sau) 10g. Sắc chung với nhau.

Hoặc: 40g kim tiền thảo; mã đề, tỳ giải, mỗi vị 20g; trạch tả, uất kim, ngưu tất, mỗi vị 12g; kê nội kim (màng mề gà) 8g. Mỗi ngày sắc 1 thang gồm những vị trên, uống hết trong ngày.

Trị viêm đường tiết niệu: Kim tiền thảo 60g; mã đề, bòng bong, kim ngân hoa, mỗi vị lấy 15g sau đó sắc uống.

Trị rắn độc cắn: Kim tiền thảo giã lấy nước và bôi lên vết thương.

Khí hư bất thường ở phụ nữ: Kim tiền thảo, đỗ trọng, mộc thông, thêm ít đường và sắc lấy nước uống.

Điều hòa kinh nguyệt: Kim tiền thảo, lá sen, ngải cứu, ngâm với ít rượu uống.

Viêm gan, vàng da, xanh xao: Kim tiền thảo 60g sắc uống hàng ngày đến khi hết vàng da.

Cách dùng Kim tiền thảo 

Mỗi ngày dùng từ 10 đến 30g dưới dạng thuốc sắc. Có thể dùng riêng lẻ hoặc phối hợp nhiều vị thuốc khác nhau.

Lưu ý khi sử dụng Kim tiền thảo 

Theo Y Học Cổ Truyền, Kim tiền thảo là loại thảo dược lành tính, an toàn và ít để lại tác dụng phụ đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều sẽ gây nên một số tác dụng phụ như đau bụng, chướng bụng, buồn nôn. Khi dùng quá nhiều Kim tiền thảo, gan sẽ phải hoạt động quá tải, lâu dần chức năng gan sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Do vậy, không nên sử dụng quá 40g Kim tiền thảo mỗi ngày để tránh tác dụng phụ.

Cần lưu ý sử dụng Kim tiền thảo ở một số đối tượng sau:

– Phụ nữ có thai không nên sử dụng, nếu muốn sử dụng vị thuốc này thì cần sự tư vấn và theo dõi sát của các bác sĩ. Bởi vị thuốc này có thể gây những ảnh hưởng bất lợi cho thai nhi.

– Người bị đau dạ dày nên uống Kim tiền thảo vào lúc bụng no.

– Những người tỳ hư, tiêu chảy thì không được dùng.

Kim tiền thảo cũng có thể gây tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hoặc dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, nên hỏi ý kiến của chuyên gia y tế trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.

Uống kim tiền thảo có tác dụng phụ không? 

Theo Đông y thì kim tiền thảo là thảo được rất lành tính, không lo tác dụng phụ, nếu uống hàng ngày giúp giải nhiệt và giải độc cơ thể từ đó trị nóng trong người, giảm mụn nhọt lở loét trên da. Nhưng không nên sử dụng quá liều lượng hay lạm dụng vào vị thuốc này.

Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và chứng minh được các hoạt chất, dược tính có trong thảo dược kim tiền thảo có tác dụng điều trị cao huyết áp, làm tăng lưu lượng mạch vành, giúp ổn định nhịp tim, rất tốt cho hệ tim mạch.

Lưu ý: Người bị đau dạ dày tá tràng nên uống lúc no. Phụ nữ có thai, đang cho con bú cần thận trọng không nên sử dụng.

Trên đây là những chia sẻ đầy hữu ích về công dụng chữa bệnh tuyệt vời của thảo dược kim tiền thảo. Hy vọng bạn nhận được những thông tin hữu ích về Kim tiền thảo thông qua bài viết này. Kim tiền thảo là giải pháp an toàn và hiệu quả dành cho những người bị sỏi thận, bệnh đường tiết niệu. Để việc điều trị có hiệu quả tối ưu, ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Mời bạn xem thêm một số cây thuốc đáng chú ý khác:

Đặc điểm và công dụng làm đẹp tuyệt vời của cây rau má

 

20 lợi ích sức khỏe nổi bật của thảo mộc diếp cá

Những công dụng tuyệt diệu của tía tô và chiết xuất của nó

Công dụng nổi trội của cần tây

Công dụng sức khỏe của chùm ngây

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.